Trong
lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi
mà mọi thứ kết nối với nhau.
1. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo (GDĐT) là quá trình
áp dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo
dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục .
2. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo
dục.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt
trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong lĩnh vực
GDĐT, chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với
nhau; chuyển đổi số sẽ hỗ trợ
đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển
năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi,
cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.
Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số
trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá,
nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý,
tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công
trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra
quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học,
kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện
tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số,
phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các
trường đại học ảo (Cyber university).
3. Một số ví dụ về
chuyển đổi số trong giáo dục
Học trực tuyến
(E-learning): Các trường học và tổ
chức giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ
thuật số, cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: OLM.vn; Moon.vn;
hocmai.vn; tuyensinh247.com; unica.vn; topica.edu.vn; ...
Giáo trình điện tử: Sáng kiến việc thay thế sách giáo khoa truyền
thống bằng giáo trình điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội
dung. Các ứng dụng như Kindle, iBooks, Google Play Books hỗ trợ đọc sách điện
tử trên các thiết bị di động.
Phần mềm quản lý học tập
(LMS - Learning Management System): Các hệ thống quản lý học tập như Google Classsrom, SMAS, CSDL,
QLTH.V… hỗ trợ giáo viên quản lý khóa học, đánh giá và theo dõi tiến độ của học
viên một cách dễ dàng và hiệu quả.
Công cụ hợp tác trực
tuyến: Sử dụng các ứng dụng
như Google Classroom, Microsoft Teams, Zoom,… để giáo viên và học viên tương
tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hiệu quả.
Ứng dụng hỗ trợ học tập: Các ứng dụng hỗ trợ học tập như Quizlet,
Duolingo,… giúp học viên rèn luyện kỹ năng và kiến thức thông qua các bài tập
và hoạt động trực tuyến thú vị .
Nguồn: Internet