Tập huấn Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dựa trên tiếng mẹ đẻ và Đảm bảo quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non
Lượt xem: 420
Trong 03 ngày (27/12 đến 29/12/2023), Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lớp Tập huấn Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ và hướng dẫn thực hiện giáo dục Quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non

Tham dự tập huấn có sự tham gia của Bà Lê Thị Điểm – Phó Trưởng phòng Mầm non và Tiểu học; các báo cáo viên là chuyên viên mầm non, cán bộ quản lí cốt cán; và có hơn 80 cán bộ quản lí và giáo viên mầm non của các huyện, thị xã, thành phố.

Anh-tin-bai

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị sẵn sàng về ngôn ngữ để các em tham gia hiệu quả các hoạt động giáo dục trong trường mầm non và các hoạt động giáo dục ở cấp học cao hơn sau này. Nội dung tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non rất được Đảng, Nhà nước quan tâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng các địa phương triển khai có hiệu quả Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 1. Đến giai đoạn 2, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 1588/KH-UBND ngày 26/5/2022 về việc thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiêu số giai đoạn 2, năm 2021 – 2025”. Giai đoạn 2 của Đề án tập trung thêm nội dung tiếng mẹ đẻ nhằm giữ gìn bản sắc, văn hóa và hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em theo phương châm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Bên cạnh các nội dung về tăng cường tiếng Việt cho trẻ, Đảng, Nhà nước cũng quan tâm, lãnh chỉ đạo trong công tác quản lí cấp học mầm non về Quyền trẻ em, đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó, giáo dục mầm non được coi là mầm móng quan trọng trong việc giáo dục con người. Ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện Quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Tham gia lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên không những được đi sâu tìm hiểu các nội dung về tăng cường tiếng Việt cho trẻ dựa trên tiếng mẹ đẻ; mà còn được tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ các nội dung liên quan đến các quyền, bổn phận của con người trong các cơ sở giáo dục mầm non. 

Sau lớp tập huấn, các Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn nội dung phù hợp và chuẩn bị các điều kiện để triển khai tập huấn các nội dung trên cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non tại địa phương.

Mỹ Hằng - Phòng MN&TH

 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang